Tập tục ở một số vùng của người Aganistan khi mở tiệc hoặc làm cơn chiêu đãi khách thường rất linh đình và long trọng. Nếu trong bữa tiệc hoặc bữa cơm bạn chỉ ăn gọi là sau đó nói với chủ nhà là bạn đã no rồi, không muốn ăn nữa thì chủ nhà sẽ không để ý đến bạn và bạn sẽ bắt buộc phải ăn tiếp, bạn ăn càng nhiều bao nhiêu thì chủ nhà sẽ càng vui bấy nhiêu. Người ta quan niệm rằng chỉ có như vậy mới là lịch sự, hiểu biết. Khi đến ăn cơm hoặc làm khách ở vùng này tốt nhất bạn nên mang theo một ít thuốc tiêu hóa.
Còn ở Bruney thì việc ăn nhiều hay ít còn phụ thuộc vào khả năng tiêu hóa của bạn. Ở Bruney, khi nhà có khách, cho dù là người quen hay người lạ thì họ đều được chủ nhà nhiệt tình tiếp đón. Chủ nhà mang những món ăn ngon nhất trong nhà ra để mời khách. Song, chủ nhà không bao giờ ép khách ăn; khách ăn hay không, ăn nhiều hay ít, ngon hay không ngon, chủ nhà không bao giờ hỏi. Bởi vì họ cho rằng làm như vậy là mất lịch sự.
Một số vùng ở Ấn Độ, nếu đi ăn cơm với đối tác làm ăn buôn bán, đàm phán hoặc bạn bè, bạn thường nghe thấy câu nói rất tự nhiên của họ với bạn “anh nhiều tiền hơn tôi, bữa ăn này anh thanh toán nhé”. Những người khách mới đến hoặc không biết sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên và buồn cười. Nhưng theo quan niệm của người Ấn Độ thì người có nhiều tiền hoặc người được mọi người ngưỡng mộ là người phải trả tiền. Họ cho rằng đó là sự tôn trọng đối với bạn.
Ăn theo định lượng, ăn nhiều hơn phải tự thanh toán. Đó chính là tập tục ăn uống của người Thụy Sỹ – một trong những nước giàu nhất thế giới. Nhưng người Thụy Sỹ lại tính toán rất tỉ mỉ, cẩn thận và tiết kiệm.
Ăn bao nhiêu, cần bao nhiêu phải nghiêm khắc tuân theo “tam quang” (ba sạch) – Đó là điều bạn cần chú ý khi đi ăn cùng với người Úc. Bạn cũng cần phải chú ý ghi nhớ bữa ăn nào nên để ai thanh toán, nếu bạn cứ tranh trả tiền hoặc quên trả tiền thì đều bị coi là mất lịch sự. Nếu bạn đề nghị uống rượu thì bạn sẽ là người trả tiền, không thể để cho ai tự trả của người đấy, trừ phi phải giao hẹn trước.
Coi lãng phí là “tội ác” chính là quan niệm của người Đức. Người Đức rất ghét những người lãng phí, vì vậy bản thân họ không có thói quen xa xỉ. Khi sống chung với người Đức, bạn phải tuân thủ thói quen này của họ thì mới có thể hòa nhập được với họ. Còn khi mời đi ăn cơm, người được mời không nên chọn những đồ ăn mà bản thân họ không ăn được, những món ăn đã gọi ra phải ăn hết, cho dù là nước canh họ cũng dung bánh mì chấm hoặc uống hết, cảnh tượng vét sạch đĩa thức ăn của họ bạn đừng lấy làm lạ.
Theo monngonhanoi