Chuyện kể rằng cách đây lâu lắm rồi, Siddhartha Gautama, một triết gia ở miền bắc Ấn Độ, người có thể nhìn thấy mọi vấn đề trong cuộc sống như sinh, lão, bệnh, tử đã rời quê tìm sự khai sáng, giã thoát những nỗi đau khổ cho nhơn loại chúng sinh và áp dụng một cách điều trị đặc biệt, ngồi thiền suốt 6 năm dưới gốc cây Bodhi, hằng ngày sống bằng hạt vừng và lúa mạch. Lối sống khổ hạnh nói trên bị gián đoạn bởi một ngày kia khi có một người phụ nữ mang đến cho Siddhartha một bát cháo gạo, ông chấp nhận và 21 ngày sau Gautama đã tìm được sự khai sáng và trở thành triết gia hay Phật Bddha.
Nguồn gốc văn hóa ẩm thực của nhà chùa được bắt nguồn từ sự tích nói trên, đặc biệt làm tù món cháo loãng ăn dưới gốc cây Budhi. Trong Phật giáo, phàm ăn được xem là thói xấu cần tránh và tôn vinh phương pháp thực hành khổ hạnh, động tác nhận bát cháo của Buddha chứng tỏ con người phải cần đến dưỡng chất để thúc đẩy thủ pháp dưỡng sinh có hiệu quả, đây chỉ là một khía cạnh rất nhỏ và đơn giản trong văn hóa ẩm thực của đạo Phật, chính điều này là một nhà sư nổi tiếng Wonhyo (617-686 sau CN) đã răn dạy: “Mỗi nhà sư cần phải thỏa mãn cơn đói khát của mình bằng các loại thức ăn từ vỏ và rễ cây”.
Nguyên lý chế biến của các loại thực phẩm của nhà chùa là bảo toàn chất lượng nguyên thủy của thực phẩm càng cao càng tốt, để tăng cường độ thơm, ngon, tự nhiên của các dưỡng chất vốn có trong thiên nhiên, tạo sự ngon miệng, khoái khẩu mang tính tự nhiên. Tại Hàn Quốc, các phương pháp chế biến này cũng rất đa dạng và phong phú, tùy thuộc theo phong tục, tập quán của từng vùng, miền nhưng tựu chung vẫn hướng tới 3 tiêu chí chính: thứ nhất là sạch sẽ; đặc biệt quan tâm tới yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, từ khâu gieo trồng cho đến khâu chế biến, không dùng các loại phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu. Hai là sự nhẹ nhàng, nhẹ nhàng ở đây là nói về hương vị, sử dụng gia vị mắm muối, mì chính làm sao cho ngon miệng. dễ tiêu hóa, nhưng lại không quá mặn, quá chua, quá cay, hay quá hắc, gây ảnh hưởng tới bộ phận nội tạng cơ thể khi các nhà sư thực hành thiền. Riêng mì chính hay bột nêm chỉ cho vừa phải, một ít để kết hợp giữa vị ngọt và vị mặn với các hương vị khác. Ba là chú ý đến những lời Buddha dạy, có nghĩa là không nên sắp quá nhiều, đủ dùng cho một bữa, hạn chế đồ thừa và lượng dưỡng chất vượt quá so với nhu cầu cần thiết.
Tại các nhà chùa ở Hàn Quốc hiện nay, bữa ăn được chuẩn bị khá chu đáo, nhằm cung cấp vừa đủ năng lượng để thực hành thiền, chính vì vậy các món ăn đều được tính toán và chế biến kỹ lưỡng để mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất. Trong văn hóa Phật Giáo, ý tưởng “tinh thần và thể chất là một”, bởi vậy thức ăn là một yết tố vô cùng quan trọng nhằm mang lại ý tưởng khai sáng giúp con người trở nên thông thái về tinh thần và khỏe mạnh về thể chất. Với quan điểm nhất quán như vậy, văn hóa ẩm thực trong các nhà chùa ở Hàn Quốc người ta quan tâm nhiều đến thành phần dinh dưỡng của thực phẩm bất luận đó là mùa hè hay mùa đông, như vậy cơ thể mới hấp thụ hết chất bổ có trong thực phẩm, đặc biệt người ta chú ý đến thời gian chế biến, thời gian nấu, tất cả duy trì ở ở mức thích hợp, đây là điều quan trọng trong văn hóa ẩm thực Phật giáo của người Hàn Quốc. Ví dụ việc thiếu hụt các chất khoáng có thể gây hiện tượng thiếu máu, cơ thể suy nhược. Nói đến văn hóa ẩm thực Phật giáo ở xứ Hàn, người ta lại liên tưởng đến một số món ăn nổi tiếng như kim chi, Bugak hay món Jangjji truyền thống.
Món kim chi là món bắp cải muối lên men cho thêm các loại gia vị, ăn thơm và rất ngon miệng, từ Kim chi người ta có thể chế ra nhiều món khác, kể cả món ăn kiểu như bánh đa nem của Việt Nam, bên trong có bột gạo, bột mì, rau bina, rau diếp biển…với rất nhiều màu sắc hấp dẫn, hoặc món kim chi cuốn, bên trong có chứa nhiều loại rau như nấm enoki, có tác dụng rất tốt trong việc cung cấp năng lượng cho các nhà sư khi thực hành thiền.
Món Bugak và Jangajji là những món ăn phổ thông truyền thống tại các nhà chùa. Bugak được chế từ các loại nấm khô hoặc rong biển nhưng trong bột gạo và sau đó rán trong dầu. Thời gian và phương pháp rán tùy thuộc vào sở thích và cách chế biến của mỗi vùng, còn món Jangajji lại là món cũng rất phổ biến trong đó thực đơn chính lại là nước cốt độn hành xay
Ẩm thực 365