Các cách hạ sốt cho bé hiệu quả nhất

Thời tiết thay đổi rất dễ làm trẻ bị ốm, các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi … Dưới đây là 1 số cách hạ sốt cho bé hiệu quả.

Cách lau mát hạ sốt cho bé

Khi trẻ bị sốt, các bà mẹ sẽ nghĩ ngay đến việc lau mát để giảm nhiệt độ, nhưng không phải ai cũng biết lau mát đúng cách.

Các bà mẹ có con lần đầu thường rất bối rối và lo lắng mỗi khi trẻ bị sốt. Có người vội vàng mặc thêm áo cho trẻ, bên ngoài lại quấn thêm khăn lông dày. Có người thấy trẻ sốt cao, co giật thì vội vàng nặn chanh vào miệng trẻ. Lại có người dùng nước đá cục quấn vào khăn để lau mát hạ sốt cho con.

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Phương Thúy – Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM, những cách này hoàn toàn sai, có khi làm cho bệnh của trẻ thêm nặng.

Với mức sốt vừa (38-38,5 độ C), cơ thể trẻ có thể chịu đựng được. Sốt cao (từ 39 đến 40 độ C trở lên) trong thời gian dài có thể làm bé bị co giật, dẫn đến thiếu oxy não. Nhiều bé có hệ thần kinh rất nhạy cảm, chỉ cần sốt trên 38 độ C là đã bị làm kinh (co giật). Hiện tượng sốt cao co giật thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Khi trẻ sốt trên 39 độ C, cơn co giật thường xuất hiện và sẽ mất đi khi thân nhiệt hạ xuống dưới 39 độ C.

Do vậy, các bà mẹ cần nhanh chóng hạ sốt khi trẻ bị sốt cao. Cần cởi bỏ quần áo cho trẻ, dùng thuốc hạ sốt, lau mát hạ sốt, cho trẻ bú hoặc uống nhiều nước và đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Nên lau mát hạ sốt cho trẻ tại nhà

Lau mát hạ sốt cho trẻ khi: Trẻ sốt cao trên 40 độ C, sốt cao kèm co giật hoặc dọa co giật. Trước khi lau cần chuẩn bị 5 cái khăn có khả năng thấm nước tốt, thau nước ấm như nước tắm trẻ, nhiệt kế.

Trước khi tiến hành lau, cần lấy nhiệt độ của trẻ. Cho ít nước lạnh vào thau, cho nước nóng vào bằng nửa lượng nước lạnh. Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, nếu thấy cảm giác ấm giống như nước tắm trẻ hằng ngày là được.

Nhúng cả 5 cái khăn vào thau nước và vắt hơi ráo. Dùng 2 khăn lau ở hai hõm nách, hai khăn lau ở hai bẹn và một khăn lau khắp người. Chú ý: Không đắp khăn lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt, và cũng không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi.

Cứ cách 2-3 phút thay khăn một lần. Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm. Cứ cách 15 phút nên kiểm tra nhiệt độ của trẻ, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C. Sau đó tiến hành lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ.

Những điều kiêng kỵ khi trẻ bị sốt:

– Không nên ủ ấm, mặc quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt vì càng làm thân nhiệt trẻ tăng cao.

– Không nên nặn chanh vào miệng trẻ vì làm cho trẻ bị rộp miệng, phỏng lưỡi, hoặc nghẹt thở.

– Không dùng nước đá lạnh để lau mát hạ sốt cho trẻ.

– Không giật tóc, vỗ vào người bé khi bé đang bị co giật, vì sẽ khiến bé càng bị kích thích, co giật nhiều hơn.

Dùng tất ướt quấn bàn chân

Ý tưởng nghe có vẻ cực kì lạ lùng nhưng lại rất công hiệu kể cả với những trẻ sốt cao. Chọn 2 chiếc tất cotton mềm mại, nhúng vào nước lạnh rồi vắt sạch. Từ từ quấn tất quanh cổ và bàn chân bé và lặp lại mỗi khi tất hết lạnh. Em bé ban đầu có thể cảm thấy khó chịu nhưng ngay sau đó, chúng sẽ nhận thấy tác dụng giảm nhiệt cực tốt mà phương pháp này mang lại.

Ngậm dưa chuột thay ti giả

Dưa chuột thường được sử dụng ở các trung tâm spa như một cách để giảm viêm mô và quầng thâm quanh mắt. Ngoài ra, dưa chuột còn có tác dụng bất ngờ khi có thể làm dịu cơn sốt của bé. Mẹ hãy chọn một quả dưa chuột non (dưa chuột non có ít hạt hơn), ngâm muối và rửa thật sạch sẽ. Dùng một con dao tỉa dưa chuột thành hình dạng một ngón tay dày. Nhỏ ở phần đầu và to dẫn về đuôi. Giữ phần chưa nạo vỏ của dưa chuột như là thân bình sữa, đầu kia nạo vỏ sạch sẽ rồi đưa em bé ngậm. Hiệu quả làm mát của dưa chuột sẽ xuất hiện ngay lập tức.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian dùng thanh nhiệt, hạ sốt cho bé hiệu quả được các mẹ chia sẻ đã áp dụng thành công.

1.    Gạo tẻ + lá búp nhài

Gạo tẻ (2 nắm nhỏ); lá hoặc búp non lá nhài (1 nắm nhỏ)

–    Gạo rang vàng hơi ngả màu sậm; lá hoặc búp lá nhài sao vàng.

–    Cho gạo rang và lá nhài (hoặc búp) vào xoong quấy bột đổ khoảng 01 bát nước đun sôi. Sau khi sôi, đun nhỏ lửa khoảng 10 phút thì tắt bếp.

–    Khi nước âm ấm thì đổ ra cốc cho con uống thay nước.

Gạo rang: chống mất nước giúp trẻ đỡ mệt; còn lá nhài hay búp nhài giúp hạ nhiệt nhanh.

Đây là bài thuốc được độc giả có nickname: hn999 chia sẻ trên diễn đàn WTT.

2.    Dùng lát chanh tươi

, mẹ Ngọc Hoa (Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội) nói.

Chị Hoa cũng chia sẻ thêm rằng do bé nhà chị bị dị ứng Paracetamol nên chị thường áp dụng ‘bí kíp’ này. Ngoài ra, rất nhiều bà mẹ cùng công ty chị cũng có thói quen sử dụng chanh tươi hạ sốt cho con. Nhưng lưu ý: do nước chanh có axit chua nên cần tránh những chố bé có mụn ngứa hoặc da bị xước dễ làm xót. Hoặc nếu thấy bé khó chịu, kêu xót thì cố gắng để chừng 2-3 phút rồi lấy khăn ướt lau đi.

3.    Dùng cây nhọ nồi

Nhọ nồi được nhiều chị em coi là cây thuốc quý, sử dụng hạ sốt cho trẻ hiệu quả. Cách dùng nhọ nồi hạ sốt rất đơn giản: chị em ngâm rửa sạch cỏ nhọ nồi, sau đó ngâm lại bằng nước muối đun sôi để nguội rồi vớt ra cho vào cối sạch giã nát. Lọc lấy nước cho bé uống, mỗi lần uống khoảng 50ml.

Đặc biệt, với những bé dưới 1 tuổi được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc kháng sinh thì mẹ có thể đun sôi lá nhọ nồi lên rồi chắt lấy nước cho bé uống. Bã nhọ nồi có thể cho vào khăn xô để lau người cho bé, lau nhiều nhất ở vùng trán, nách, bẹn và gan bàn chân.

Bài thuốc này rất hay, không tốn kém mà lại tác dụng tuyệt vời.

4.    Trứng gà + gừng

, mẹ Nhím chia sẻ trên diễn đàn Làm mẹ.

Thực tế, bài thuốc mà mẹ Nhím sử dụng là bí kíp hạ sốt dân gian đã được y học chứng minh là hiệu quả, đặc biệt với trẻ sốt cao do cảm cúm và không có mồ hôi.

Ngoài ra, chị em có thể lấy lành củ tươi và lá kinh giới tươi lượng vừa đủ, đem giã nát rồi chia đắp lên chóp mũi trẻ vài lần trong ngày. Cách này cũng rất phổ biến.

Tổng hợp