Tuy vậy khi có thai nên kiêng uống bia, rượu, thuốc lá, thức ăn quá mặn, giảm bớt gia vị như ớt hạt tiêu…Người ta thường thấy rõ mối liên quan chặt chẽ giữa khẩu phần của mẹ (đặc biệt là năng lượng của khẩu phần)
với mức tăng cân và cân nặng của con khi sinh. Nếu khẩu phần có mức năng lượng thấp dẫn tới tăng cân thấp sẽ có nguy cơ đẻ con cân nặng dưới 2.500g. Điều đó có nghĩa là khi có thai, người mẹ cần phải chú ý ăn uống bồi dưỡng trong 9 tháng mang thai để đảm bảo mức tăng cân trung bình là 10kg. Số cân này sẽ giúp bà mẹ khi sinh con trung bình đạt 3kg, giúp mẹ có đủ mỡ dự trữ góp phần tạo sữa cho con bú.
Năng lượng trong khẩu phần của phụ nữ có thai (theo nhu cầu là 2.550 Kcal) nhiều hơn khi không có thai (2.200 Kcal) là 350 Kcal. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình bà mẹ có thể ăn thêm cơm (chỉ cần ăn thêm 2 bát mỗi ngày là đủ đưa vào cơ thể thêm 300 Kcal), hoặc thêm củ khoai, bắp ngô, quả trứng, đậu, vừng, lạc, hoa quả… Nếu có điều kiện, ăn thêm thịt, cá, sữa…
* Trong thời kỳ mang thai, bà mẹ cần tăng được bao nhiêu cân?
Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ trong quá trình mang thai được biểu hiện qua mức tăng cân. Mức tăng cân
của bà mẹ có liên quan chặt chẽ tới cân nặng của trẻ khi sinh. Mẹ tăng cân ít có nguy cơ đẻ con cân nặng dưới 2.500g (đẻ non hoặc là suy dinh dưỡng bào thai).
Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai.
Phụ nữ cần đạt mức tăng cân trong thời gian mang thai 9 tháng khoảng từ 10-12kg. Trong đó: 3 tháng đầu
tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 4-5kg và 3 tháng cuối tăng 5-6kg. Nếu 3 tháng giữa tăng dưới 3kg và 3 tháng cuối tăng dưới 4kg thì người mẹ cần ăn uống và bồi dưỡng tăng cường thêm.
Ngược lại nếu tăng cân quá mức đặc biệt là trong 3 tháng cuối nếu mỗi tháng tăng quá 2kg hay mỗi tuần tăng trên 1kg thì không tốt, thường là dấu hiệu bệnh lý như phù, cao huyết áp. Bà mẹ cần phải đi khám để có những can thiệp kịp thời.
Sưu tầm.