1. Bánh mì vàng Pandoro
Pandoro là một loại bánh mì vàng, có thể cao đến gần chục tầng bánh và thường được xếp theo hình dạng cây thông (nếu thưởng thức trong dịp Giáng sinh) , giữa các tầng bánh được phủ một lớp bột đường hoặc bơ là biểu tượng của tuyết trắng.
Bánh Pandoro được bán quanh năm và ở hầu như khắp mọi nơi trên nước Ý. Đặc biệt, khi bánh Pandoro xuất hiện nhiều trên đường phố là báo hiệu cho những ngày nghỉ lễ mùa đông như Giáng sinh, năm mới năm mới hay ngày lễ Befana (một ngày lễ ở nước Ý gần giống như ngày lễ Giáng sinh: Trẻ em được nhận quà và ăn bánh từ một bà có tên là Befana vào tối mùng 5 tháng 1 hằng năm).
Loại bánh này kháđơn giản nên cách ăn cũng không có gì là cầu kỳ: Người thưởng thức sẽ mở gói đường vani đi kèm, rắc lên bánh và lắc cái túi bánh thật đều, để đường bao bọc xung quanh bánh.Bánh Pandoro có vị không quá ngọt, thơm mùi vani và độc đáo bởi màu trắng từ đường phủ quanh.
Có nhiều truyền thuyết về loại bánh Pandoro này. Tuy nhiên nước Ý hiện nay vẫn cho rằng bánh mì vàng Pandoro này xuất phát ban đầu ở vùng Veneto vào cuối những năm 1800.
Thời Phục Hưng, các gia đình giàu có sử dụng một loại bánh gọi là “Pande Oro” hoàn toàn được bảo quản bởi một lớp vàng mỏng bên ngoài (được làm từ những đồng tiền vàng). Và cũng vì thế mà hình thành nên tên gọi bánh Pandoro (trong tiếng Ý, “Pan” có nghĩa là bánh còn “oro” được hiểu là vàng). Ban đầu, những gia đình ở Veneto làm loại bánh này suốt những ngày lễ và dần trở thành loại bánh truyền thống trên khắp nước Ý.
2. Bánh ngọt Panettone
Cũng khá giống như hai loại bánh truyền thống Việt Nam (bánh chưng miền Bắc và bánh tét ở miền Nam), ở Ý, bánh Pandoro phổ biến ở khu vực thành phố Verona (miền Bắc) và bánh Panettone lại có nhiều xung quanh thành phố Milan (miền Nam nước Ý).
Bánh ngọt Panettone được làm bằng cách nhồi bánh mì cùng với caramen hoa quả, rắc nho khô, mứt quýt hoặc các loại hoa quả tẩm đường.
Bánh Panettone có mặt tại Milan vào năm 1490, nhanh chóng lan rộng ra khắp nước Ý và hiện nay nó được làm, bán và thưởng thức phổ biến trong các dịp lễ tết ở nước này.
Có rất nhiều truyền thuyết về bánh Panettone. Nhưng có vẻ phổ biến nhất là câu chuyện về một nhà quý tộc yêu cô con gái của người chủ tiệm bánh tên là Toni. Để gây chú ý với ông chủ, nhà quý tộc giả làm một anh thợ tập sự và nghĩ ra một loại bánh mì ngọt đặc biệt có dạng mái vòm và ngon chưa từng thấy. Loại bánh mới có kết hợp thành phần là trái cây này đã quyến rũ rất nhiều người. Người ta đổ xô đến tiệm bánh để mua bánh Pan de Toni (tên ban đầu của bánh Panettone).
Tại Milan và các vùng lân cận, các doanh nhân có thói quen biếu bánh Panettone cho khách hàng trong dịp Giáng sinh và năm mới. Tại Ý, từ lâu bánh Panettone luôn được xem như là một sản phẩm thượng hạng chỉ dành riêng cho tầng lớp thượng lưu.
3. Bánh Columba – biểu tượng của lễ Phục sinh
Sự ra đời của loại bánh này cũng khá đơn giản, đây là một loại bánhtruyền thống sinh ra bởinhu cầu công nghiệp vàcó mặt trên toàn nước Ý. Vào khoảng năm 1900, công ty Motta(vùng Milan)quyết định làm một sản phẩm tương tự như Panettone, nhưng có đặc trưng gắn với lễ Phục Sinh.
Do vậy, bánh Columba ra đời là một loại bánh ngọt với thành phần tương tự như như bánh Panettone, nhưng phong phú hơn bởi hương vị của amaretto(một loại hương liệu ở Ý được kết hợp từ vị ngọt ngào của hạnh nhân và thoang thoảng mùi rượu). Một loại bánh ngọttinh tế có vịthơmbên ngoàivà ruột thì rất mềm mại.
Ngay từ những năm đầu sản xuất bánh Columba, công ty Motta thuê họa sĩ thiết kế khẩu hiệu cho loại bánh mới này. Khẩu hiệu gây tiếng vang và có ảnh hưởng lớn cho loại bánh này là “The Easter Columba, the dessert that knows of springtime” (có thể hiểu là”Biểu tượng của lễ Phục sinh là bánh Columba, một loại bánh ngọt báo hiệu mùa xuân.”
Mặc dù các thành phần bánh Columba ban đầu đơn giản(chỉ là trứng, bột và men)nhưng hương vị thơm ngon của bán vẫn được ưa chuộng đến ngày nay. Thành phần không thể thiếu là một vài hạt hạnh nhân loại ngon nhất và trái cây sấy khô (giống như với bánh Panettone). Ngày nay, người ta còn sử dụng thêm bơ, đườngvàkẹo trái câykhi chế biến loại bánh này.
Bánh Columba có hình dáng giống chim bồ câu không chỉ được xem là biểu tượng của sức sống mà còn là biểu tượng của mùa xuân trong thời tiết ngày lễ Phục sinh.
Ngày lễ Phục sinhtrên toàn thế giới có mối liên hệ với thiên nhiên, và cũng là lý do hình thành nên ngày lễ này. Tất cả các thành phần truyền thống của lễ Phục sinh như trứng, rau,sô cô la và bánh ngọt đều được thể hiện trong bánhColumba.