7 lỗi trong vệ sinh chế biến món ăn

1. Rửa tay trước khi nấu

Vâng, đây là một thói quen tốt nhưng nghiên cứu cho thấy bạn cần thường xuyên rửa tay trong suốt quá trình chế biến để tăng độ an toàn. Thử rửa tay mỗi lần bạn chuyển sang một loại thực phẩm mới như khi chuyển từ nhặt rau sang thái thịt. Sự “vi phạm” diễn ra một cách không chủ ý khi bạn đang làm việc này lại tiện tay làm luôn việc khác.

An toàn hơn: Hãy đếm đến 20 khi để tay dưới vòi nước chảy. Dùng xà phòng để tăng thêm khả năng diệt khuẩn.

2. Sau khi mua về, rửa thực phẩm càng sớm càng tốt

Thật là tuyệt khi các loại rau quả tươi ngon được rửa sạch sẽ, chuẩn bị sẵn sàng khi bạn bắt đầu nấu. Tuy nhiên, nếu rửa chúng trước khi cất chúng vào tủ lạnh, các loại mốc và vi khuẩn sẽ nhanh chóng phát triển trở lại sau đó nhờ hơi nước đọng lại trên rau củ. Vậy nên đúng nhất là rửa sạch thực phẩm trước khi nấu.

An toàn hơn:  Hãy tách từng tàu bắp cải, từng lá xà lách bởi ở phần cuống lá luôn chứa rất nhiều vi khuẩn và đất cát. Nếu không thể rửa sạch, tốt nhất là cắt bỏ phần đó đi.

3. Chỉ “kỳ cọ” các loại quả ăn cả vỏ

Thực tế dù các loại quả không ăn được vỏ hoặc có vỏ cứng chẳng hạn như chuối hoặc dưa hấu đều có nguy cơ như các loại quả ăn cả vỏ bởi vi khuẩn trên bề mặt vỏ quả có thể bám vào dao và theo vào các lát quả thái mỏng. Vậy nên hãy dùng bàn chải “kỳ cọ” vỏ ngoài của tất cả các loại củ quả để đánh bật mọi bụi bặm, đất cát và vi khuẩn. Sau khi rửa, cần phải vệ sinh bàn chải sạch sẽ để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho các lần rửa sau.

An toàn hơn: Cắt bỏ cuống, núm các loại rau quả như cà chua, dâu tây, cà tím… để vi khuẩn không có chỗ chú thân

4. Dùng khăn lau dụng cụ nhà bếp

Việc dùng khăn lau là rất tốt trừ khi bạn quá thoải mái dùng chúng để lau khô bát, nhân tiện lau vài mảnh vụn khoai tây rồi lại lau khô thới… Chắc chắn, thay vì đảm bảo vệ sinh, bạn đang “nối giáo” cho các vi khuẩn mặc sức lan truyền. Dùng khăn riêng để lau khô tay và dùng giấy đa năng để lau thớt là cách làm an toàn nhất.

An toàn hơn: Bạn không bao giờ ăn thịt sống vì chúng chứa rất nhiều vi khuẩn? Chắc chắn rồi và vì vậy cũng không nên để thịt sống cạnh các thực phẩm khác, hãy để nó lên đĩa hoặc thớt để có thể rửa sạch các dụng cụ đựng, thái ngay sau đó.

5. Hâm nóng các món ăn bằng lò nướng hay lò vi sóng

Các vi khuẩn phát triển mạnh nhất khi thực phẩm ở trong khoảng nhiệt độ 5oC – 57oC. vậy nên khi đặt thực phẩm ở trên lò nướng thì trước khi ăn phải đu sôi trở lại. Mọi thực phẩm đều có thể gây hại, kể cả gạo, mỳ cũng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe con người. Đừng nghĩ rằng hâm nóng lại món ăn là đã toàn. Các chất độc trong thực phẩm có thể tồn tại rất lâu và sức nóng đôi khi không giải quyết được gì. Nguyên tắc số 1: Nếu người bạn yêu thương về muộn quá 2 tiếng so với bữa ăn thì hãy cho thực phẩm vào tủ lạnh và hâm nóng lại khi người đó trở về nhà.

An toàn hơn:  Các thức ăn thừa cần được cất trong các hộp nhỏ có nắp đậy kín để thực phẩm nhanh được làm lạnh hơn. Không chồng quá nhiều hộp lên nhau trong tủ lạnh vì như thế hơi lạnh có thể không tới được và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

6. Để nhiệt độ tủ lạnh ở mức “lạnh”

Bạn nghĩ rằng nhiệt độ thấp sẽ làm sự phát triển của vi khuẩn chậm lại nhưng rõ ràng là bạn không thể biết chính xác nhiệt độ trong tủ lạnh là bao nhiêu 4 hay 5oC. Vậy nên tốt nhất là hãy mua một nhiệt kế gắn tường và kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh 1 tháng/lần.

An toàn hơn: Mua một nhiệt kế để tủ lạnh và để nhiệt độ ở ngăn đá là -17oC.

7. Thịt nấu chín là khi không còn màu đỏ

Bạn nghĩ rằng như vậy là đảm bảo an toàn, vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn? Nghiên cứu tại ĐH bang Kansas (Mỹ) chỉ ra rằng mắt thường trong trường hợp này không thể cho cái nhìn chính xác – chỉ có nhiệt kế đo độ sôi mới là cách duy nhất cho bạn biết liệu thực phẩm bạn đun nấu có đạt nhiệt độ an toàn là từ 71oC trở lên hay không bởi thịt còn sống cũng vẫn có thể có màu hơi nâu. .

An toàn hơn: Nếu nhiệt độ không đủ, bạn phải đun lâu hơn và nhớ rửa nhiệt kế thật sạch để còn dùng cho lần sau hoặc bạn muốn kiểm tra nhiệt độ của một món khác.