Chợ Viềng có xuất xứ từ thời Quang Trung, sau khi vị anh hùng áo vải dân tộc ấy đánh tan quân Thanh giải phóng thủ đô vào mùng 5 Tết năm Kỷ Dậu. Ông cho binh lính ở vùng (Thanh Hoá - Nghệ An) về quê ăn Tết. Đến mùng 6 Tết anh em binh lính bắt đầu rời Thăng Long, tới mùng 8 thì về đến vùng Viềng (Vụ Bản). Dân trong làng giết trâu, giết bò, mổ lợn đem ra khao binh lính. Cảm nhận được tình cảm sâu đậm của người dân Vụ Bản dành cho anh em binh lính xa quê, họ đem những đồ lưu niệm, chiến lợi phẩm trao tặng cho người dân ở đây. Lúc này chỉ có trao đổi, biếu tặng chứ không mua bán. Từ đó trở đi người dân trong vùng duy trì tục lệ này thành một phiên chợ để giữ gìn phong tục đẹp về tình người.
Ảnh:baovietnam.vn
Chợ Viềng từ xưa tới nay chỉ họp vào mùng 8 Tết. Chợ có hai mặt hàng chính là thịt trâu, bò và đồ sành sứ. Điều đặc biệt của phiên chợ này là cả người mua và người bán không mặc cả, không nói thách. Mọi hoạt động buôn bán diễn ra trong một không khí vui vẻ và hoà nhã. Giá cả trong buổi chợ thường ngang bằng hoặc có thể thấp hơn so với giá trị của mặt hàng bởi đây là phiên chợ để người ta gặp gỡ, giao lưu và lấy may đầu năm. Giá trị của các mặt hàng trong chợ thường không cao, chợ bắt đầu từ tối mùng 8 và kết thúc vào sáng mùng 9 Tết, cho nên nếu bán mua, trao đổi không hết mà trời đã sáng thì người dân bỏ hàng lại chợ chứ không đem về nhà. Tan phiên chợ ai nấy đều thấy vui vẻ, có người đi và lựa được cho mình những món hàng ưng ý, có người thì không chọn mua được cái gì như cũng không sao. Dù mua được hay không nhưng đi chợ để lấy lộc đầu năm, năm sau làm ăn sẽ thuận lợi hơn đó mới là ý nghĩa lớn nhất mà chợ Viềng đem lại.
Ảnh:daomau.com
Cho đến nay chợ Viềng vẫn được họp hàng năm, đến hẹn lại lên chưa tới tối mùng 8 mà đã thấy người đến đông nghịt cả chợ. Qua thời gian các mặt hàng cũng dần thay đổi. Những mặt hàng truyền thống như thịt trâu, sành sứ làm chủ đạo vẫn được giữ nguyên và mấy năm trở lại đây cây cảnh cũng khá được ưu chuộng tại chợ. Khách tới chợ không chỉ có người dân trong vùng mà còn có cả ở các tỉnh khác như Hà Nội, Hải Phòng… nhưng đông nhất vẫn là người dân Thanh Hoá ra chơi chợ.
Ảnh:nguoidaibieu.com.vn
Chợ Viềng có thể nói là phiên chợ quê duy nhất ở Việt Nam không có tiếng ồn ào cãi vã, chen lấn mua hàng, cũng không có tiếng xì xèo mặc cả thiệt hơn. Cả người bán và đi chợ rất thoải mái, chỉ với số tiền nhỏ bạn cũng có thể sở hữu được một món đồ xinh xắn và ý nghĩa tại phiên chợ.
Có thể nói, chợ Viềng không chỉ đơn giản là một phiên chợ đi để lấy may mà trong đó là cả tình người thấm đượm của dân tộc Việt Nam.
Theo monngonhanoi
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag:
Tag: